Những cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn được mẹ áp dụng

Những cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn được mẹ áp dụng

Ở những năm tháng đầu đời, làn da của bé rất nhạy cảm, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Vì vậy, bé dễ mắc các bệnh về da, đặc biệt là chàm sữa. Cha mẹ cần có hướng điều trị cho con nhanh chóng. Dưới đây là các cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh để các mẹ tham khảo nhé!

Chàm sữa là gì?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh còn được gọi là lác sữa. Các bé từ 0 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi rất dễ mắc phải bệnh này. Chàm sữa có khả năng tái phát cao và là một bệnh viêm da khó điều trị dứt điểm.

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa khiến da của trẻ khi bị viêm, các lớp màng bảo vệ trên da hoạt động yếu dần. Bệnh gây tổn thương ở các vùng da của cơ thể bé như: vùng má, vùng cổ, tay, chân, hoặc toàn thân bé. 

Biểu hiện khi trẻ bị chàm sữa:

  • Giai đoạn đầu của hiện tượng chàm sữa ở trẻ sơ sinh: da bé sẽ nổi lên những vết hồng ban nhỏ li ti kèm theo triệu chứng ngứa ngáy. 
  • Những vùng da mắc phải chàm sữa sẽ ửng đỏ và có khô ráp. 
  • Sau vài ngày da bé sẽ bị kéo căng và xuất hiện mụn nước, rỉ dịch và bong tróc phần da khô. 
  • Nếu cứ để tình trạng bé bị chàm sữa kéo dài mà mẹ không tìm được giải pháp chữa trị đúng cách sẽ gây nên nguy cơ nhiễm trùng máu do bé gãi hoặc cào rách vùng da bị chàm.

Đến đây thì mẹ đã biết chàm sữa là gì rồi! Vậy bé bị chàm sữa phải làm sao?

Những cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Hiện nay, có nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị chàm sữa. Trong đó cách trị bằng kem bôi da và phương pháp tắm lá dân gian được áp dụng nhiều nhất. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo những cách trị dưới đây để lựa chọn phương pháp phù hợp với bé.

1. Sử dụng phương pháp dân gian

Mẹ có thể áp dụng những phương pháp dân gian sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như: lá khế, mướp đắng, lá trà xanh, lá tràm, sài đất, lá trầu không,…để chữa khi bé bị chàm sữa. Đây là những loại thảo dược lành tính được tin dùng và giúp giảm ngứa ngáy hiệu quả. 

Những cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn được mẹ áp dụng

Cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh

  • Mẹ rửa sạch các nguyên liệu bằng nước muối pha loãng
  • Đun sôi lá với nước, sau đó để nguội
  • Lấy nước lau hoặc tắm trực tiếp lên da, kết hợp massage nhẹ nhàng cho bé, tránh cọ xát mạnh vào các vùng da bị rôm sảy gây tổn thương da bé.

Bởi đặc tính của phương pháp dân gian này đều được “truyền miệng” và chưa đảm bảo được độ an toàn nên các mẹ phải cân nhắc thật kỹ khi áp dụng. Tùy vào cơ địa của từng bé mà các mẹ áp dụng các cách chữa trị phù hợp.

Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng phương pháp chữa chàm sữa bằng dầu dừa cũng được nhiều mẹ thực hiện thành công.

Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý chỉ thực hiện phương pháp này khi trẻ bị chàm sữa mức độ nhẹ, tuyệt đối không áp dụng khi da con có dấu hiệu trầy xước, trên da có vết thương hở.

2. Trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng kem bôi da lành tính

Dùng kem chữa chàm sữa là phương pháp được nhiều bác sĩ và chuyên gia da liễu khuyên dùng, giúp rút ngắn được thời gian chữa bệnh đồng thời cung cấp nhiều dưỡng chất cho da bé. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm với các thành phần tự nhiên lành tính, mang lại hiệu quả rõ rệt giúp điều trị chàm sữa. 

Dưới đây là các sản phẩm kem bôi chữa lành viêm da được nhiều mẹ tin dùng:  

Kem dưỡng ẩm CeraVe Baby Moisturizing Cream

    • Kem xuất xứ từ Mỹ, có ưu điểm giúp cải thiện nhanh chóng những tổn thương do chàm sữa ở trẻ em để lại trên da bé. Giúp da bé được thư giãn, bảo vệ da và tránh được sự tấn công của các tác nhân xấu từ môi trường, cung cấp độ ẩm cần thiết cho da bé. 
    • Thành phần: Thành phần chứa Ceramides, Dimethicone (1.2%), đặc biệt kem không chứa chất bảo quản và hương liệu.
    • Về nhược điểm: một số mẹ đánh giá kem gây nhờn dính khi sử dụng, không thẩm thấu nhanh vào da bé.
    • Cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh: mẹ vệ sinh da bé sạch sẽ, sau đó lấy lượng kem vừa đủ và thoa nhẹ nhàng lên vùng da con bị chàm sữa.
    • Giá thành: 220.000 VNĐ

Kem trị chàm sữa trẻ sơ sinh Eucerin Eczema Relief

    • Có xuất xứ Canada, dạng tuýp nắp bật tiện lợi, giúp giảm nhanh các triệu chứng của chàm sữa. Có thành phần chính là yến mạch, không chứa các chất kích ứng như: các chất hương hiệu, chất tạo màu hay chất bảo quản,…
    • Thành phần: Nước tinh khiết, Colloidal Oatmeal, Licochalcone, Ceramide 3, Mineral Oil, Octyldodecanol, Glycerin, Cetyl Alcohol, Glyceryl Stearate, Cetyl Palmitate, PEG-40 Stearate, tinh dầu thầu dầu, Glycyrrhiza Inflata Root Extract, 1,2-Hexanediol, Piroctone Olamine, Phenoxyethanol, Decylene Glycol, Caprylyl Glycol, Ethylhexylglycerin, Trisodium EDTA, Citric Acid, Menthoxypropanediol, Benzyl Alcohol, BHT.
    • Nhược điểm: kem dễ bị chảy ra từ ống nên các mẹ cần cẩn thận trong quá trình sử dụng và bảo quản.
    • Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh: mẹ bóp nhẹ tuýp kem để lấy lượng kem vừa đủ, thoa nhẹ nhàng lên da con. Mẹ lưu ý cần vệ sinh da bé sạch sẽ trước khi thoa kem cho con. 
    • Giá thành: 500.000 – 850.000 VNĐ (tùy nhà phân phối)

Kem trị chàm sữa ở trẻ em Biohoney Baby Balm

Những cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn được mẹ áp dụng

    • Sử dụng kem trị chàm sữa Biohoney Baby Balm là giải pháp tối ưu trong việc chữa lành chàm sữa ở trẻ nhỏ. Kem có tác dụng làm lành nhanh chóng những tổn thương của chàm sữa trẻ sơ sinh gây hại cho da bé, đồng thời giúp kích thích và tái tạo lớp màng bảo vệ cho da. 
    • Ngoài ra còn có công dụng làm giảm bong tróc da, cấp ẩm cho những vùng da khô ráp, làm mềm da bé.
    • Biohoney Baby Balm làm dịu ngứa và mẩn đỏ cho bé sau lần đầu tiên sử dụng, hiệu quả thấy rõ sau 3-7 ngày sử dụng.
    • Thành phần: Kem Biohoney Baby Balm là sản phẩm được kết hợp từ các thành phần hữu cơ như chiết xuất Horopito, mật ong Manuka, sáp ong, lô hội, hoa cúc, dầu bơ,…
    • Nhược điểm là kem chứa nhiều tinh dầu dưỡng, không có chất nền và chất bảo quản nên để lâu tinh dầu sẽ nổi lên trên. Nếu để lâu hoặc mới mua về, mẹ cần dùng dụng cụ sạch để đảo đều chất kem bên trong để sử dụng hiệu quả
    • Cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh: mẹ vệ sinh da con sạch sẽ với nước muối sinh lý, sau đó lấy lượng kem vừa đủ và thoa nhẹ lên vùng da trẻ bị chàm sữa.
    • Giá thành: 485.000 VNĐ

Đến đây thì mẹ đã biết bé bị chàm sữa phải làm sao rồi!

Một vài điều mẹ cần lưu ý khi bé mắc phải chàm sữa

Đối với trẻ nhỏ, chàm sữa là một căn bệnh thường xuyên tái phát. Nếu không chữa trị đúng cách và kịp thời, bệnh sẽ trở nên trầm trọng và nguy hiểm. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình trị chàm sữa ở trẻ:

  • Trong quá trình chữa trị chàm sữa cho bé, mẹ nên lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da phù hợp, không chứa các thành phần hóa học. Đặc biệt không được tự ý sử dụng những loại kem bôi da có chứa Corticoid – là nhóm thuốc có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng viêm nhưng mang lại rất nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe bé. 
  • Luôn duy trì nhiệt độ phòng thoáng mát, tránh để bé ở trong vùng có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Vì đó là những vùng nhiệt độ thích hợp để chàm sữa phát triển.
  • Đối với trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn bú sữa mẹ: các mẹ nên bổ sung nhiều loại thực phẩm thanh mát giúp giải nhiệt cơ thể và đồng thời không nên dùng các loại thực phẩm gây dị ứng da bé. Đây là giải đáp bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì?
  • Hạn chế cho bé mặc những chất liệu quần áo bằng len, sợi vải tổng hợp gây bít tắc da bé. Nên mặc những loại áo quần có chất liệu vải thấm hút mồ hôi nhanh, hạn chế sự phát triển của chàm sữa trên cơ thể bé. 
  • Khi bé bị chàm sữa ở mặt, mẹ cần đeo bao tay cho con hoặc thường xuyên cắt móng tay để tránh bé cào gãi lên da gây bệnh càng nặng hơn.
  • Sử dụng các phương pháp dân gian là cách chữa chàm sữa lành tính được nhiều mẹ tin dùng. Nhưng tùy theo cơ địa của từng bé và chỉ hiệu quả với những tình trạng bị chàm sữa nhẹ. Trên thực tế, những bài thuốc dân gian tuy hiệu quả nhưng chưa được cơ sở y tế nào chứng nhận về độ an toàn.  
  • Mẹ nên chú ý giữ gìn vệ sinh cho bé thật kỹ. Nếu tình trạng trẻ sơ sinh bị chàm sữa không có dấu hiệu thuyên giảm, nên đưa bé đến những cơ sở uy tín để khám và chữa trị kịp thời. 

Hy vọng những cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh được chia sẻ trên bài viết, sẽ hỗ trợ các mẹ xác định được hướng điều trị hiệu quả và an toàn cho bé. Đồng thời giúp mẹ biết thêm nhiều thông tin về chàm sữa để phòng tránh và hạn chế sự lây lan.