Cẩm nang chăm sóc vết thương bàn chân cho người bị tiểu đường

Cẩm nang chăm sóc vết thương bàn chân cho người bị tiểu đường

Người bị mắc bệnh tiểu đường thường có những vết thương ở bàn chân rất dễ nhiễm trùng gây viêm, loét và hoại tử. Hậu quả nghiêm trọng là buộc phải đoạn chi để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn sang khác bộ phận khác. Do đó, bạn cần phải biết cách chăm sóc vết thương bàn chân của người bị tiểu đường để phòng ngừa rủi ro xấu nhất xảy ra. 

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích giúp bạn chăm sóc vết thương của người bị tiểu đường một cách an toàn, chu đáo. 

Vì sao người bị tiểu đường có nguy cơ đoạn chi?

Cẩm nang chăm sóc vết thương bàn chân cho người bị tiểu đường

Vết thương được phát hiện muộn

Bệnh nhân tiểu đường bị mắc chứng tổn thương thần kinh ngoại biên làm giảm và mất dần các cảm nhận cảm giác ở đôi bàn chân. Vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu biến chứng bàn chân như phồng rộp da, chai chân, da khô,…thì họ hoàn toàn không thể nhận ra. Chỉ khi vết thương chuyển sang cấp độ nghiêm trọng hơn làm sưng mủ, chảy máu, lở loét và nhiễm trùng nặng thì mới bắt đầu tìm cách chữa trị. 

Vết thương dễ bị nhiễm trùng và lở loét nhanh

Lượng đường trong máu cao chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Dó đó, khi bệnh nhân tiểu đường có vết thương, vi khuẩn từ bên ngoài sẽ xâm nhập và sinh sôi nảy nở. Gây ra tình trạng nhiễm trùng và lở loét bàn chân chỉ trong thời gian ngắn.  

Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của bệnh nhân tiểu đường kém nên quá trình tự chữa lành vết thương gặp nhiều khó khăn hơn người bình thường. Vết thương để lâu thì không chỉ nhiễm trùng mà còn làm hoại tử, buộc phải cắt bỏ phần chân và các vùng lân cận khác. 

Vì vậy, chăm sóc vết thương ở người bị tiểu đường là vô cùng quan trọng. Đầu tiên bạn phải nhận biết được vết thương đang ở cấp độ nào, để tìm biện pháp chữa trị phù hợp.

Phân loại cấp độ vết thương ở người tiểu đường

Bác sĩ thường dựa vào độ sâu để chia vết thương ở người tiểu đường ra thành 4 loại chính:

  • Cấp độ 0 : Vết thương nông trên bề mặt da có những triệu chứng như vết thương thông thường, không đáng ngại. Đó có thể là da khô, nứt nẻ, xuất hiện vết chai chân, móng đổi màu. 
  • Cấp độ 1: Vết thương bắt đầu loét nhưng vẫn còn nông, chưa lây lan đến dây chằng, bao khớp hoặc xương chân
  • Cấp độ 2: Vết thương loét lan đến dây chằng hoặc bao khớp. Vết thương sâu, mưng mủ, chảy máu,…
  • Cấp độ 3: Đây là cấp độ nghiêm trọng nhất khi vết thương bị lở loét, nhiễm trùng và đã lây lan đến xương hoặc khớp chân. Thậm chí là có dấu hiệu hoại tử. 

Để nhận biết được vết thương của bạn đã nhiễm trùng hay chưa thì có thể dựa vào 5 dấu hiệu dưới đây 

  • Sưng tấy
  • Nóng rát, khó chịu
  • Đau nhức 
  • Chảy mủ (có màu trắng đục, có máu và đặc) 
  • Có vòng đỏ xung quanh vết thương bị loét (>0.5cm)

Chỉ cần vết thương của bạn có từ 2 dấu hiệu trở lên là nguy cơ cao vết thương bạn đã bị nhiễm trùng. Có trường hợp bệnh nhân có vết thương không sưng, nóng đỏ, mưng mủ nhưng vẫn bị thâm đen và teo lại. Đây là dấu hiệu của hoại tử khô, rất nguy hiểm và cần được đưa đến bệnh viện điều trị ngay. 

Chăm sóc vết thương bàn chân cho người tiểu đường

Đối với bệnh nhân có vết thương ở mức độ 0, mức độ 1 và mức độ 2 nhẹ thì có thể chăm sóc và theo dõi tại nhà theo các bước sau: 

Bước 1: Rửa sạch vết thương

Cẩm nang chăm sóc vết thương bàn chân cho người bị tiểu đường

Thực hiện rửa nhẹ nhàng vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch theo chiều từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Sử dụng bông gạc sạch để thấm khô vết thương. Nếu vết thương bị chảy máu, bạn lấy gạc sạch ép lên vết thương để cầm máu 

Lưu ý: Không nên sử dụng oxy già để rửa vết thương vì chất này có tính sát khuẩn mạnh. Điều này gây tổn hại đến tế bào lành ở da và làm vết thương nhiễm trùng nặng hơn. 

Bước 2: Thoa gel chống loét tiểu đường

Cẩm nang chăm sóc vết thương bàn chân cho người bị tiểu đường

LAVIOR Diabetic Wound là loại gel chăm sóc da đặc biệt, có công dụng điều trị dứt điểm vết thương loét bàn chân cho người bị tiểu đường. 

Khi thoa một lớp gel chống loét tiểu đường LAVIOR Diabetic Wound lên vết thương, tác dụng mạnh mẽ của thành phần Inula Viscosa trong sản phẩm thấm trực tiếp vào vết thương. Sau đó phá vỡ lớp màng sinh học và kháng viêm tại chỗ. Cuối cùng là chữa lành vết thương và tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên cho da, hỗ trợ vùng da bị thương nhanh hồi phục và giảm thâm, sẹo.  

Lưu ý: Thoa 1 lớp mỏng từ 1-2 lần/ngày hoặc theo chỉ dẫn chi tiết của bác sĩ. Nếu tình trạng vết thương chuyển biến xấu thì bạn nên ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ của mình. 

Bước 3: Băng vết thương

Cẩm nang chăm sóc vết thương bàn chân cho người bị tiểu đường

Sau khi thoa một lớp gel chống loét tiểu đường mỏng, bạn lấy một miếng băng gạc sạch để che vết thương lại. Ngăn không cho vi khuẩn, bụi bẩn có cơ hội tiếp tục tấn công và phát triển ở vết thương của bạn. 

Bước 4: Theo dõi tình trạng vết thương

Mỗi ngày, bạn cần thay băng gạc mới khoảng 1-2 lần, ưu tiên sáng tối hoặc khi nào bạn thấy băng bị bẩn, ướt. Hãy nhớ lặp lại tất cả các bước trên khi bạn thay băng gạc mới. Theo dõi tình trạng vết thương mỗi khi thay băng gạc, nếu thấy tình hình chuyển biến xấu thì bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay. 

Đối với các vết thương ở cuối cấp độ 2, cấp độ 3 (vết thương sâu, bị nhiễm trùng nặng) thì bắt buộc bạn phải nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn. Bạn lập tức đến bệnh viện để được thăm khám và nhận tư vấn điều trị chi tiết từ bác sĩ. 

Biến chứng của bệnh tiểu đường đối với bàn chân là vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, bạn cần theo dõi tình trạng cơ thể của mình mỗi ngày để kịp thời phát hiện vết thương và chữa trị đúng cách.