Những năm tháng đầu đời của trẻ sơ sinh, nguồn thức ăn chính và chủ yếu của bé là sữa mẹ. Những loại thực phẩm mà mẹ bổ sung vào cơ thể chúng sẽ chuyển hóa một phần thành sữa mẹ. Nếu mẹ ăn phải những loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng hay dị ứng thì nguy cơ mắc phải chàm sữa ở trẻ càng cao. Vậy bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì? Loại thực phẩm nào phù hợp và lành tính đối với cả mẹ và bé? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các mẹ những vấn đề trên nhé!
Danh mục bài viết
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì?
Chàm sữa là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, bệnh còn được gọi là lác sữa. Chàm sữa rất khó để điều trị dứt điểm và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, cuộc sống của trẻ.
Hiện nay, tình trạng trẻ nhỏ mắc chàm sữa khá phổ biến, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bởi làn da của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện, hệ miễn dịch vẫn còn yếu ớt chưa có khả năng kháng lại những tác nhân gây hại. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, có khoảng 60% trẻ nhỏ dưới 1 tuổi mắc phải chàm sữa.
Chàm sữa thường xuất hiện trên da bé với những biểu hiện như: mẩn đỏ, sau đó hình thành mụn nước trên da, giai đoạn tiếp theo, mụn nước sẽ căng ra và rịn nước gây bong tróc trên da bé.
Khi nhận thấy những biểu hiện của chàm sữa trên da con, mẹ cần có hướng điều trị cho con nhanh chóng. Ngoài ra, mẹ cần chú ý đến chế độ ăn hàng ngày vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh.
Khẩu phần ăn hằng ngày của mẹ quan trọng thế nào?
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu để cơ thể bé hấp thụ trong những tháng đầu đời.
Khi mẹ bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng cho bé. Ngược lại, nếu cơ thể bé hấp thụ những thực phẩm dễ gây kích ứng sẽ khiến tình trạng bệnh chàm sữa càng nặng hơn.
Vì vậy, khi bé đã mắc phải chàm sữa, mẹ cần lưu ý đến chế độ ăn hàng ngày giúp hỗ trợ điều trị bệnh cho con hiệu quả.
Những biểu hiện thường gặp khi bé dị ứng thực phẩm
Khi bé bị chàm sữa do dị ứng với thức ăn, da bé sẽ có những biểu hiện như:
- Ban đầu, bé sẽ có những hiện tượng như mặt, môi hoặc mắt bị sưng tấy
- Bé bị nôn trớ hoặc nặng hơn là tình trạng da nổi mề đay và khó thở.
- Quá trình này xảy ra rất nhanh, thường sau khi bú sữa mẹ khoảng 30 phút.
Vậy để phòng ngừa cũng như chữa chàm sữa cho bé một cách an toàn, mẹ nên thận trọng trong việc lựa chọn thực phẩm cũng như quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của mình nhiều hơn.
Vậy con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì?
Giải đáp bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì?
Việc hạn chế những loại thực phẩm dưới đây giúp hỗ trợ quá trình điều trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh hiệu quả.
Dưới đây là những nhóm thực phẩm mẹ cần tránh:
1. Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất tanh
Những loại thực phẩm như: tôm, cua, cá,… hải sản chứa nhiều chất tanh cùng một lượng protein khá lớn (protein là một chất gây dị ứng và là nguyên nhân gây nên chàm sữa ở trẻ sơ sinh).
Đối với cơ thể mẹ, hệ miễn dịch của cơ thể đã hoàn thiện nên khi hấp thụ những thành phần này mẹ không bị dị ứng. Nhưng ngược lại, đối với trẻ sơ sinh, sức đề kháng của bé rất yếu và dễ bị dị ứng hơn rất nhiều.
2. Nhóm thực phẩm nhiều chất béo
Ví dụ: đồ chiên nhiều dầu mỡ, thịt mỡ, nội tạng của động vật,…
Trong nội tạng động vật có chứa hàm lượng cholesterol rất cao, khi vào cơ thể, nhóm chất các chất này sẽ phóng thích một lượng histamin gây dị ứng ở trẻ sơ sinh.
Thực phẩm cay nóng: Nhóm thực phẩm này sẽ kích thích tuyến mồ hôi tiết ra nhiều. Khi mẹ ăn phải những loại thực phẩm này sẽ khiến nguồn sữa bị nóng. Bé hấp thụ nguồn sữa này sẽ vô tình làm cho chàm sữa trở nặng hơn.
3. Sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò
Trong cuộc sống hằng ngày, sữa bò được xem là một thành phần dinh dưỡng cung cấp năng lượng. Nhưng trong một vài trường hợp, sữa bò là chất gây dị ứng và kích ứng rất cao.
Các sản phẩm từ sữa bò như: sữa chua, phô mai, váng sữa,… là những nguồn thực phẩm gây dị ứng. Theo nhiều nghiên cứu, trong sữa bò có chứa khoảng 30 chất mang trong mình khả năng dị ứng.
4. Đậu nành
Chứa hàm lượng protein cao có thể khiến tình trạng chàm sữa nặng hơn. Nhiều chuyên gia cho rằng, có rất nhiều trường hợp trẻ bị dị ứng với các thành phần protein trong sữa bò thì cũng bị dị ứng với protein có trong đậu nành.
5. Chất kích thích
Những chất kích thích như (rượu, bia, thuốc lá,…) mẹ cần phải tránh xa. Nhóm chất kích thích không chỉ gây kích ứng chàm sữa ở trẻ sơ sinh mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Đến đây thì hẳn mẹ đã biết con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì rồi!
Những nhóm thực phẩm mẹ cần bổ sung khi bé bị chàm sữa
Dưới đây là một số loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bổ sung vào thực đơn hàng ngày:
Những loại cá béo
-
- Trong cá béo có chứa nhiều ARA – một loại axit béo có hàm lượng omega-3 có lợi cho sức khỏe của bé, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị chàm sữa ở trẻ.
- Những thành phần có trong cá béo còn có nhiệm vụ duy trì lượng omega-3 và omega-6 cho cơ thể. Điều này giúp cho hệ miễn dịch của trẻ được phát triển, giúp bảo vệ cơ thể bé.
- Các loại vitamin: vitamin C, vitamin E, vitamin D và kẽm là những loại vitamin cần thiết cho cơ thể mẹ và bé. Các loại vitamin này giúp tăng sức đề kháng, ngăn cản sự phát triển của chàm sữa. Đồng thời giúp da bé mịn màng, giảm ngứa và những tác động của chàm sữa. Tái tạo lớp màng bảo vệ cho da, giúp bé phát triển khỏe mạnh.
Thịt lợn nạc, gà nạc
Hầu hết trong thịt lợn nạc và gà nạc không chứa thành phần gây kích ứng da. Hơn thế nữa, trong thịt gà, thịt lợn nạc còn chứa một lượng đạm khá cao, là chất dinh dưỡng quan trọng cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Tỏi
Trong hầu hết các món ăn của người Việt, tỏi là gia vị không thể thiếu. Theo đông y, tỏi là một loại kháng sinh mang trong mình rất nhiều công dụng. Còn theo khoa học, trong tỏi có chứa thành phần Allicin – một chất có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, có lợi cho hệ tiêu hóa cực kỳ hiệu quả.
Trong quá trình điều trị chàm sữa cho con, cha mẹ có thể tham khảo sử dụng kem trị chàm sữa Biohoney Baby Balm – sản phẩm được nhập khẩu từ New Zealand với 100% thành phần từ thiên nhiên, an toàn sử dụng cho bé sơ sinh trên 10 ngày tuổi. Kem có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, chống nấm đồng thời dưỡng ẩm, thúc đẩy tái tạo da bé khỏe mạnh. Kem có thể sử dụng cho cả những trường hợp bé bị chàm sữa ở mặt, tay chân…
Ngoài ra, phương pháp chữa chàm sữa bằng dầu dừa cũng được nhiều mẹ áp dụng thành công.
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc cho câu hỏi bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì? Những loại thực phẩm nào mẹ nên tránh và cần bổ sung? Qua bài viết trên hy vọng các mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức về chế độ dinh dưỡng của mình, giúp con vui khỏe, mẹ yên tâm!