Bé bị chàm sữa ở mặt và những cách điều trị mẹ cần biết

Chàm sữa là căn bệnh viêm da thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh thường xuất hiện ở mặt, hai tay, chân và đôi khi là toàn thân bé. Trong đó bé bị chàm sữa ở mặt là tình trạng phổ biến khiến nhiều mẹ lo lắng? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp hết những thắc mắc, những điều mà nhiều mẹ vẫn còn đang băn khoăn về chàm sữa nhé!

Vì sao bé bị chàm sữa ở mặt? 

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa ở mặt, nhưng 2 nguyên nhân lớn nhất là từ cơ địa từng bé và từ môi trường bên ngoài.

  • Nguyên nhân từ cơ địa của bé:
    • Di truyền: nếu bố mẹ bé đã và đang mắc phải những bệnh như hen suyễn, mề đay, dị ứng,…thì bé có nguy cơ bị chàm sữa cao hơn.
    • Các bé đang trong giai đoạn bú sữa mẹ mà mẹ vô tình ăn những loại thức ăn gây dị ứng như hải sản, đồ sống, đồ lên men…dẫn đến khi bé bú mẹ, cơ thể hấp thụ những chất này khiến da bé sẽ bị kích ứng.
  • Trẻ sơ sinh bị chàm sữa ở mặt do môi trường bên ngoài:
    • Những sự thay đổi đột ngột của thời tiết khiến làn da yếu ớt của bé bị kích ứng.
    • Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh: bé ở trong những môi trường có nhiệt độ quá cao sẽ làm cho da bé thường đổ mồ hôi, cặn bã tích tụ lâu trên da sẽ tạo thành chàm sữa. Còn khi bé ở trong môi trường có nhiệt độ quá thấp sẽ làm khô da và nứt nẻ. Điều này cũng làm cho tình trạng chàm sữa ở trẻ phát triển. 
    • Lông của thú nuôi: bé vô tình tiếp xúc với vật nuôi hoặc thú cưng có thể bị kích ứng và nhiễm phải vi khuẩn chàm sữa. 

Bé bị chàm sữa ở mặt và những cách điều trị mẹ cần biết

Bé bị chàm sữa ở mặt thường có những biểu hiện gì?

Chàm sữa ở trẻ nhỏ bao gồm 5 giai đoạn chính. Và tùy vào từng giai đoạn mà biểu hiện của bệnh sẽ khác nhau:

Giai đoạn 1: da bé bị tấy đỏ và có triệu chứng ngứa ngáy khiến bé khó chịu và quấy khóc nhiều.

Giai đoạn 2: những vùng da bị viêm đỏ ở giai đoạn 1 lúc này sẽ dần hình thành mụn nước. Những nốt mụn nước có thể lan rộng và tạo thành từng nhiều vùng chàm lớn trên cơ thể bé. Trong mụn nước có chứa dịch và nông. Mụn sẽ mọc theo từng đợt và vào từng giai đoạn khác nhau của chàm sữa.

Giai đoạn 3: là giai đoạn các nốt mụn nước bắt đầu phát triển căng, lâu dần chúng sẽ vỡ ra gây viêm nhiễm nặng hơn. Điều này khiến bé rất ngứa và khó chịu nhiều hơn. 

  • Có nhiều trường hợp bé gãi hoặc cào vào vùng da chàm gây vỡ mụn.
  • Những thương tổn do vỡ mụn nước sẽ có nguy cơ cao gây bị bội nhiễm hoặc nhiễm trùng máu.

Giai đoạn 4: mụn nước sau khi vỡ sẽ đọng lại trên da 1 lớp huyết thanh. Lâu dần chúng sẽ tạo thành những mảng vảy sần và cứng trên da bé. Những lớp vảy sau khi hình thành sẽ có hiện tượng khô và bong ra để lại 1 lớp da nhẵn bóng. 

Giai đoạn 5: lớp da nhẵn bóng được hình thành ở giai đoạn 4 nhanh chóng nứt ra, bong vảy thành nhiều lớp dày hoặc bong vụn thành cám. Ở giai đoạn 5, da bé sẽ dày hơn và có hiện tượng tăng sắc tố da ở những vùng chàm.

Một số cách điều trị trẻ sơ sinh bị chàm sữa ở mặt mẹ cần biết

  • Sử dụng kem bôi da lành tính:
    • Biohoney Baby Balm là kem trị chàm sữa an toàn, có khả năng chữa lành chàm sữa ở trẻ nhỏ. 
    • Kem Biohoney Baby Balm chứa nhiều thành phần lành tính như: sáp ong, lô hội, hoa cúc, dầu bơ,…Đặc biệt là 2 thành phần chính là Kolorex Horopito và Manuka có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. 
    • Kem có tác dụng làm lành nhanh chóng những tổn thương mà chàm sữa gây ra, thúc đẩy quá trình tái tạo lớp màng bảo vệ cho da. Ngoài ra, kem còn có công dụng làm giảm bong tróc da, cấp ẩm cho những vùng da khô ráp, làm mềm da. 
    • Giúp giảm nhanh những triệu chứng của chàm sữa trên da mặt bé chỉ sau 48 giờ sử dụng.

Bé bị chàm sữa ở mặt và những cách điều trị mẹ cần biết

  • Những phương pháp dân gian:
    • Chữa chàm sữa bằng dầu dừa: trong dầu dừa chứa nhiều thành phần lành tính và dịu nhẹ với làn da em bé. Dầu dừa có công dụng làm dịu da, cấp ẩm và dưỡng ẩm cho bé. Mẹ nên sử dụng những cách như: thoa trực tiếp lên da bé, pha dầu dừa với nước để tắm cho bé, kết hợp dầu dừa với bột yến mạch,…để chữa chàm sữa cho trẻ
    • Tắm lá trà xanh: trong lá trà xanh có chứa nhiều hoạt tính chống oxy hóa. Mẹ chỉ cần chuẩn bị một lượng lá vừa đủ, rửa sạch, rồi vò nát, sau đó đun sôi để nguội rồi tắm cho bé sẽ giúp giảm ngứa ngáy nhanh chóng.
    • Phương pháp trị chàm sữa bằng khoai tây: khoai tây chứa nhiều dưỡng chất như: vitamin C, B1, B2,…, các thành phần chống oxy hóa giúp hỗ trợ điều trị chàm sữa hiệu quả. Cách chữa chàm sữa cho bé rất đơn giản, mẹ chỉ cần rửa sạch và cắt lát, giã nhuyễn khoai tây. Sau đó lọc lấy nước cốt và thoa đều lên vùng da bệnh của bé. Đối với những bé bị chàm sữa ở mặt, mẹ nên lưu ý thoa nhẹ nhàng, tránh gây trầy xước da bé. 
  • Chăm sóc da đúng cách khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa ở mặt
    • Mẹ giữ không gian sống của con luôn thoáng mát, sạch sẽ với nhiệt độ, độ ẩm không khí phù hợp.
    • Mẹ cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng hằng ngày, bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu vitamin, rau xanh,…Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì? Mẹ cần tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đồ lên men, đồ tươi sống, thịt bò…
    • Luôn vệ sinh da bé sạch sẽ, thường xuyên cắt móng tay cho con để tránh tình trạng bé ngứa và dùng tay gãi hoặc cào lên vùng da bệnh.

Vài điều mẹ cần lưu ý khi điều trị chàm sữa cho bé

  • Mẹ nên lựa chọn và sử dụng những loại dầu dừa, lá trà hay khoai tây sạch, nguyên chất, sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng để sử dụng cho bé. Khi thực hiện, mẹ không nên lạm dụng mà thoa quá nhiều sẽ gây bít tắc, da bé không có cơ hội “thở” và khiến tình trạng kích ứng trên da bé nặng hơn.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ da bé. Nhất là vùng bé bị chàm sữa ở mặt, mẹ nên sử dụng những loại khăn mềm, thấm hút nhanh. 
  • Nếu bé đang trong tình trạng viêm da, mẹ cần lựa chọn những sản phẩm xà phòng tắm dịu nhẹ với da bé, không tạo bọt, không tắm cho bé quá lâu và nên pha nước ấm để tắm cho bé.

Bài viết trên đã giải đáp cho các mẹ về vấn đề bé bị chàm sữa ở mặt phải làm như thế nào? Hy vọng những phương pháp được nêu trên sẽ giúp các mẹ có đủ kiến thức để điều trị và giúp bé khỏe mạnh.

 

Đánh Giá