Hậu COVID-19, bệnh nhân còn phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khi các triệu chứng ho khan, chóng mặt, mệt mỏi vẫn còn tiếp diễn. Do sự xâm nhập và tấn công của virus Corona gây tổn thương không chỉ ở phổi mà còn nhiều cơ quan khác. Để rút ngắn thời gian hồi phục các cơ quan chức năng của cơ thể, bệnh nhân hậu COVID-19 cần có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp. Theo dõi hết bài viết hôm nay để biết những lưu ý cần thiết khi chăm sóc bệnh nhân hậu COVID-19 bạn nhé.
Sức khỏe của bệnh nhân hậu COVID-19?
Tùy theo tình trạng bệnh mỗi người mà di chứng hậu COVID-19 có nghiêm trọng và kéo dài hay không. Mặc dù sức khỏe của hầu hết bệnh nhân sau khi điều trị Covid-19 đều bình phục trong vài tuần. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp gặp một loạt vấn đề về sức khỏe. Chẳng hạn như di chứng COVID, hội chứng COVID kéo dài, COVID-19 hậu cấp tính hoặc tác động lâu dài của COVID, COVID mãn tính.
Triệu chứng thường gặp có thể khác nhau bao gồm sốt nhẹ, hụt hơi, khó thở, mệt mỏi và chóng mặt, ho, đau đầu, tức ngực, tim đập nhanh, đau cơ, đau xương khớp,…Có trường hợp xuất hiện rối loạn tiêu hóa như ăn không ngon, chán ăn, đau dạ dày, tiêu chảy hoặc rối loạn vị giác, khứu giác.
Một số người khỏi bệnh sau khi điều trị COVID-19 nghiêm trọng có thể gặp phải những ảnh hưởng xấu đến đa cơ quan. Hoặc mắc bệnh tự miễn dịch trong một thời gian dài, kèm theo các triệu chứng kéo dài trong nhiều tuần và nhiều tháng.
Vì vậy, bệnh nhân hậu COVID-19 cần được tiếp tục điều trị và hỗ trợ chăm sóc trong sinh hoạt, ăn uống và tập luyện (nếu cần thiết) để thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe tốt và nhanh hơn.
Chế độ dinh dưỡng
Trong giai đoạn đầu mới xuất viện thì bệnh nhân nên chia thành 5 bữa ăn nhỏ để tránh quá no gây ra tình trạng khó thở, khó tiêu. Thức ăn nên chế biến ở dạng mềm, thái nhỏ và hầm kỹ cho dễ nhai, dễ nuốt và cơ thể hấp thu nhanh dưỡng chất cần thiết.
Bổ sung năng lượng qua khẩu phần ăn hàng ngày với chế độ dinh dưỡng thuộc 3 nhóm chính là:
- Nhóm thực phẩm giàu chất bột đường như gạo, ngũ cốc, khoai, củ
- Nhóm thực phẩm giàu đạm như các loại thịt động vật, cá, tôm, mực, đậu, các loại đỗ, thịt gia cầm
- Nhóm thực phẩm giàu chất béo như mỡ động vật, dầu thực vật, bơ, các loại hạt nhiều dầu)
Chế độ ăn hợp lý cần cung cấp đủ về lượng calo nạp vào cơ thể và đảm bảo tỷ lệ của 3 chất sinh năng lượng là đạm (P: 13-20%), chất béo (L: 20-25%) và chất bột đường (G:55-65%).
Ví dụ như người có tổng calo nạp vào cơ thể là 2000Kcal/ngày với tỷ lệ năng lượng phù hợp với P:L:G là 15:20:55 thì sẽ cần cung cấp 300Kcal từ 75g chất đạm, 400Kcal từ 45g chất béo và 1100Kcal từ 275g chất bột đường.
Kết hợp sử dụng viên uống bổ phổi Xtend-Life Lung Support Plus để bổ sung các vi chất cần thiết cho cơ thể như carbohydrate, chất xơ, vitamin C, Canxi cùng nhiều chất dinh dưỡng khác. Nhằm đẩy nhanh quá trình chữa lành, phục hồi và nâng cao chức năng của phổi và đường hô hấp.
Sử dụng viên uống bổ phổi sau bữa ăn sáng và chiều, mỗi lần 2 viên.Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu cơ thể của mỗi bệnh nhân mà liều dùng linh hoạt từ 1-4 viên/ngày. 4 lợi ích tuyệt vời mà Lung Support Plus đem lại trong quá trình điều trị, chăm sóc bệnh nhân hậu COVID-19 là:
- Cải thiện chức năng đường hô hấp, giảm sự hụt hơi, khó thở
- Tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, đẩy lùi triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt nhờ chiết xuất 4 loại nấm có dược tính cao
- Ngăn ngừa suy hô hấp hậu F0, ngừa xơ phổi hậu F0 hiệu quả
- Tạo lá chắn bảo vệ phổi nhờ khả năng chống oxy hóa trung hòa các chất gây ô nhiễm của thành phần hạt nhỏ nguyên chất
Một số lưu ý khác
Uống nhiều nước: Bởi vì bệnh nhân COVID-19 gặp triệu chứng sốt, viêm phổi và nhiễm trùng nên cơ thể bị mất nước, chất điện giải như kali và natri. Vì vậy, hãy tăng cường bổ sung nước để bù lại lượng nước đã mất giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Bạn nên lựa chọn uống nước lọc, nước ép rau củ quả, nước ép rau để bổ sung thêm các loại vitamin, chất xơ, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi và duy trì cơ thể khỏe mạnh, săn chắc.
Hạn chế ăn loại thực phẩm nhiều muối như chả, xúc xích, đồ khô, thực phẩm muối chua, đồ hộp và các loại đồ uống có chứa gas. Chú ý không uống nước trước hoặc trong bữa ăn.
Duy trì thời gian ngủ nghỉ hợp lý, tránh ngủ nhiều vào ban ngày sẽ khiến cơ thể bị uể oải, mệt mỏi. Sắp xếp thời gian biểu khoa học để có cơ hội thực hiện bài tập phục hồi phổi, vận động cơ thể và tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, tập dưỡng sinh. Bên cạnh đó, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khoảng 30 phút/ ngày (chọn buổi sáng sớm hoặc là xế chiều). Bạn có thể chia đều lần phơi nắng thành 3-4 lần, mỗi lần kéo dài 5-10 phút để điều hòa đồng hồ sinh học cơ thể.
Sau thời gian điều trị COVID-19, hàng loạt các bệnh nhân vẫn còn trong tình trạng chưa ổn định về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, đặc biệt là có nguy cơ bùng phát bệnh nền trở lại. Vì vậy, bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc hợp lý nhằm ngăn chặn di chứng hậu COVID-19 và hồi phục sức khỏe nhanh chóng.