Nhằm tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng và để đánh giá chất lượng có một không hai của mật ong Manuka. Một tổ chức có tên gọi là Unique Manuka Factor Honey Association (tạm dịch là Nhân tố Manuka đặc biệt) (gọi tắt là UMFHA) đã được thành lập vào năm 1995 bởi những nhà sản xuất quy mô hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất nguyên liệu này. Họ đã có công trong việc đưa tinh chất quý hiếm trở thành một trong những loại thực phẩm chức năng tốt nhất dùng để hỗ trợ trong điều trị y khoa.
Hiện nay, trên thế giới có hai chỉ số phổ biến thường được dùng để đánh giá mức độ kháng khuẩn của mật ong Manuka là: UMF® & MGO.
Danh mục bài viết
Hệ số UMF trong mật từ hoa Manuka
1. Khái niệm chỉ số UMF
UMF® là từ viết tắt của cụm từ Unique Manuka Factor (tạm dịch là Nhân tố Manuka đặc biệt), là hệ số thể hiện mức độ của tính chất kháng khuẩn được sinh ra từ mật hoa tìm thấy trong một số loại mật ong này. Chỉ có mật ong thu thập từ loại cây trà Leptospermum mới chứa tính chất UMF này. UMF® là thương hiệu độc quyền của Hiệp hội Nhân tố Manuka đặc biệt (UMFHA).
Vào những năm 1990, chuyên gia mật ong Manuka của New Zealand, Giáo sư Peter Molan, bộ phận nghiên cứu mật ong của ĐH Waikato của New Zealand, đã phát hiện ra tính chất kháng khuẩn độc nhất của mật ong Manuka và điều này đã tạo nên sự khác biệt vượt trội của nó so với các loại mật ong khác.
Hoạt động kháng khuẩn của mật ong Manuka không liên quan đến chất Hydrgogen Peroxide có trong mật ong. Vào thời điểm đó, người ta chưa xác định được chính xác hợp chất nào tạo nên hoạt động kháng khuẩn này nên đã đặt tên cho tính chất này của Manuka là Nhân tố Manuka đặc biệt (Unique Manuka Facror or UMF).
Sự kết hợp trong hoạt động kháng khuẩn của UMF và Hydrogen Peroxide (một chất oxy hóa được tạo ra bởi enzyme của những con ong mật trong quá trình sản xuất mật ong) giúp đẩy mạnh tính kháng khuẩn của loại mật ong này hơn mật ong thường rất nhiều lần.
2. Cách tạo ra mật ong từ hoa Manuka
Những con ong sẽ tạo ra mật ong Manuka bằng cách hút mật hoa của cây Manuka (một loài cây bụi có tên khoa học là Leptospermum scoparium, mọc ở Úc, New Zealand) và một loại cây trà có tên khoa học là Leptospermum polygalifolium.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng không phải trong hoa nào của cây Leptospermum cũng có tính chất UMF và chứng cứ cho thấy hoa Manuka ở một số vùng không phải năm nào cũng cho ra mật có chứa tính chất UMF và nồng độ của nó cũng thay đổi tùy theo đợt và tùy theo năm.
Vì lí do này mà mỗi đợt tinh chất này được sản xuất đều phải trải qua quá trình kiểm nghiệm xem tính chất UMF có hiện diện trong mật ong hay không, trước khi được đóng gói và dán nhãn mác.

Hệ số UMF dao động từ 10 đến 20 và từng được cho là cách tiêu chuẩn để đánh giá tính chất kháng khẩn của mật ong Manuka.
Mật ong Manuka 100% nguyên chất Deep Blue Health Manuka Honey UMF 10+
3. Chỉ số UMF trong mật ong Manuka được đo lường như thế nào?
Hoạt động kháng khuẩn của mật ong Manuka được đo bằng hệ số UMF®, phản ánh khả năng diệt khuẩn so với chất kháng khuẩn Phenol. Trong thí nghiệm, mật ong được đặt lên đĩa chứa vi khuẩn, sau đó so sánh mức độ ức chế vi khuẩn với các nồng độ Phenol khác nhau. Ví dụ, UMF® 10 tương đương với Phenol 10%, UMF® 20 tương đương với Phenol 20%. Hệ số UMF® càng cao thì khả năng kháng khuẩn càng mạnh, tương tự như chỉ số SPF trong kem chống nắng.
Trước khi đo UMF®, enzyme xúc tác sẽ trung hòa Hydrogen Peroxide trong mật ong, vì chất này cũng có tính kháng khuẩn. Tuy nhiên, sau khi loại bỏ Hydrogen Peroxide, chỉ mật ong Manuka vẫn giữ được khả năng diệt khuẩn.
Dù phổ biến, phương pháp đo UMF® không hoàn toàn chính xác, với khoảng 50% rủi ro sai lệch. Do đó, nó chỉ mang tính sàng lọc. Một số loại mật khác như mật hoa Clover cũng có thể cho chỉ số cao tương tự, nhưng đó là do Hydrogen Peroxide, không phải hoạt chất đặc biệt như trong mật Manuka.
Hệ số MGO chứa trong mật ong Manuka
1. MGO là gì? Có vai trò như thế nào với mật ong Manuka
MGO là viết tắt của Methylglyoxal – hợp chất được tìm thấy trong mật ong Manuka. Chỉ số MGO cho biết nồng độ Methylglyoxal hiện diện trong mật. Năm 2006, các nhà khoa học Đức xác định chính chất Methylglyoxal (Dietary MGO) là yếu tố tạo nên khả năng kháng khuẩn đặc biệt của mật ong Manuka.
Đến năm 2008, GS.TS. Thomas Henle từ Đại học Kỹ thuật Dresden đã công bố bằng chứng khoa học xác thực rằng Methylglyoxal là thành phần chính tạo nên tác dụng kháng khuẩn mạnh của mật ong này. Ông cũng nhận định rằng mật ong Manuka là thực phẩm hiếm có vừa có giá trị dinh dưỡng vừa hỗ trợ sức khỏe, với đặc tính được khoa học chứng minh rõ ràng.
Dietary Methylglyoxal hình thành tự nhiên khi glucose chuyển hóa trong mô sống. Trong mật ong Manuka, MGO được tạo ra từ mật hoa Manuka và không bị phá hủy bởi nhiệt, ánh sáng hay enzyme tiêu hóa – nhờ đó giữ nguyên hoạt tính kháng khuẩn bền vững.
Nhóm của GS. Henle đã phân tích 50 mẫu mật ong toàn cầu, bao gồm 6 mẫu Manuka. Họ phát hiện mật Manuka chứa MGO từ 38mg/kg đến 761mg/kg – cao gấp 100 lần mật ong thường (trung bình chỉ 3,1mg/kg). Nghiên cứu này cũng xác nhận rằng nồng độ MGO tỷ lệ thuận với sức kháng khuẩn, làm rõ vì sao mật ong Manuka được đánh giá cao trong hỗ trợ sức khỏe.
2. Phương pháp đo lường MGO chứa trong mật ong Manuka
Sự phát hiện Methylglyoxal đã làm thay đổi hoàn toàn cách đánh giá chất lượng mật ong Manuka. Thay vì sử dụng phương pháp so sánh khả năng kháng khuẩn với Phenol – vốn mang tính tương đối và dễ sai lệch. Các nhà khoa học hiện nay có thể đo trực tiếp lượng Methylglyoxal có trong mỗi kg mật ong để xác định chính xác hoạt tính kháng khuẩn.
Kể từ năm 2007, phương pháp này đã được áp dụng tại New Zealand và nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn kiểm nghiệm phổ biến cho mật ong Manuka. Hệ số MGO cho thấy mức độ chính xác cao với độ sai lệch chỉ khoảng ±5%. Đồng thời giảm thiểu tối đa nguy cơ gian lận vì chỉ đo một chất duy nhất – Methylglyoxal – hợp chất chủ lực tạo nên khả năng kháng khuẩn đặc trưng của mật ong Manuka.
Với cách đo định lượng minh bạch này, người tiêu dùng và người bán hàng có thể dễ dàng hiểu và so sánh. Ví dụ:
-
MGO™ 100+ nghĩa là có 100mg Methylglyoxal trong 1kg mật ong
-
MGO™ 250+ nghĩa là có 250mg Methylglyoxal trong 1kg mật ong
-
MGO™ 400+ nghĩa là có 400mg Methylglyoxal trong 1kg mật ong
Giáo sư Thomas Henle kết luận rằng để mật ong Manuka có khả năng chống lại vi khuẩn như Staphylococcus và E.coli, mức Methylglyoxal tối thiểu phải đạt 100mg/kg (MGO™ 100+). Đây là chỉ số đáng tin cậy để lựa chọn mật ong có khả năng kháng khuẩn thực sự.
Mật ong Manuka MG550+ Organic Manuka Honey TranzAlpine (250g)