Loét tỳ đè là tình trạng cơ thể bệnh nhân xuất hiện những vết loét khi nằm lâu ngày trên giường, bị liệt và ít vận động. Nếu những vết loét tỳ đè không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ khiến vết thương bị nhiễm trùng, hoại tử nặng nề và dẫn đến tử vong.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ kiến thức về bệnh loét tỳ đè, đặc biệt là phân biệt được 4 cấp độ phát triển của căn bệnh này. Từ đó, bạn có thể đánh giá đúng tình trạng vết loét và đưa ra biện pháp điều trị kịp thời, hợp lý.
Danh mục bài viết
Loét tỳ đè là bệnh gì?
Loét tỳ đè là tình trạng mà da hay các mô dưới da bị tổn thương nặng nề do chịu sự chèn ép liên tục trong một thời gian dài. Vết loét tỳ đè thường xuất hiện ở những khu vực xương lồi nhưng không có cơ bao bọc hoặc quá ít khi bệnh nhân nằm ngửa. Thường là phía sau gáy, giữa hai mông, vùng da xương bả vai, khuỷu tay, đầu gối, mắt cá chân, hông.
Những người có nguy cơ cao bị mắc loét tỳ đè là những bệnh nhân bị tai biến nằm liệt giường, người sau phẫu thuật. Đặc biệt là người cao tuổi, sức yếu không được quan tâm chăm sóc chu đáo.
Nhìn chung, những người bị loét tỳ đè bị hạn chế khả năng thay đổi tư thế, chỉ nằm một chỗ và không thể vận động nhiều được. Những yếu tố như vải trải giường không bằng phẳng, nằm đệm nước, đệm khí nhưng không có vải trải đệm làm cho vùng da bị cọ xát quá nhiều. Cũng chính là yếu tố thúc đẩy quá trình loét tỳ đè diễn ra nhanh hơn.
Nhận biết tình trạng vết loét tỳ đè qua 4 giai đoạn
Loét tỳ đè trải qua 4 giai đoạn, tăng dần theo mức độ tổn thương và độ khó của điều trị.
Giai đoạn 1: Tổn thương lớp thượng và lớp bì
Vết loét ở giai đoạn này thường khó phát hiện, đặc biệt là đối với những người da sẫm màu. Tuy nhiên vẫn có thể nhận biết được vết loét dựa trên sự so sánh giữa các vùng da với nhau. Như nhiệt độ da thay đổi, da cứng hay xốp hơn và có cảm thấy ngứa, đau, khó chịu hay không.
Những đặc điểm thường gặp của vết loét tỳ đè giai đoạn 1 như: vùng da bị tỳ đè đỏ, độ đàn hồi kém, da liền và màu da chuyển xanh hoặc đỏ tía. Khi vết loét tỳ đè may mắn được phát hiện ở giai đoạn này và có biện pháp điều trị hợp lý. Bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh chóng và giảm nguy cơ tái phát trở lại.
Giai đoạn 2: Tổn thương lớp thượng bì, lớp bì cùng lớp dưới da
Ở giai đoạn này, vùng da đã mất một phần lớp bì, dẫn đến tình trạng loét trợt nông hoặc loét thành hố. Đáy vết thương có màu đỏ hồng, không đóng vảy, chưa có mô hoại tử (tế bào chết có màu trắng đục hoặc vàng đục).
Ngoài ra, vùng da tỳ đè có xuất hiện những vết phỏng nước, chưa đẩy huyết còn nguyên vẹn hoặc bị hở, vỡ ra.
Giai đoạn 3: Tổn thương lớp thượng bì, lớp bì, lớp mỡ cùng lớp dưới da
Vùng da chết bị lột ra, mất mô toàn bộ lớp da. Có thể thấy được mô mỡ dưới da nhưng chưa lộ gân, xương hay cơ. Xuất hiện một hầm, hố loét sâu, đỏ và các tế bào hoại tử màu vàng đục.
Giai đoạn 4: Tổn thương ăn sâu xuống phần gân và cơ
Vùng da bị phá hủy hoàn toàn, vết loét càng lúc ăn sâu và lan ra vùng xung quanh. Các mô bị hoại tử, ăn xuống lớp cơ, gân, xương. Vết loét có thể làm thành hầm, xoang đỏ. Đáy vết thương có màu vàng đục, xám, nâu hay khô đen vì mô hoại tử nặng
Chữa trị loét tỳ đè theo từng giai đoạn
Giai đoạn 1 và 2: Bệnh nhân bị loét tỳ đè giai đoạn 1 và 2 có thể tự điều trị mà không cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ. Quá trình chăm sóc bệnh nhân cũng cần được thực hiện chu đáo, đúng cách. Để không làm tình trạng vết thương ngày càng nghiêm trọng hơn
Giai đoạn 3 và 4: Đối với vết thương ở 2 giai đoạn này thì buộc phải nhờ đến sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ. Khả năng cao là phẫu thuật cắt bỏ những chỗ có da lột và mô bị hoại tử. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng và lây lan ra các vùng da khác.
Gợi ý sử dụng sản phẩm gel trị loét tỳ đè
Sử dụng gel trị loét tỳ đè LAVIOR Diabetic Wound Gel trong quá trình điều trị và chăm sóc vết loét tỳ đè ở giai đoạn 1 và 2. Sản phẩm đã thông qua các buổi thử nghiệm, được chứng minh là phương pháp điều trị loét tỳ đè AN TOÀN – HIỆU QUẢ – NHANH CHÓNG.
3 ưu điểm vượt trội của gel trị loét tỳ đè Diabetic Wound Gel
- Khả năng cô lập vết thương ra khỏi môi trường bị nhiễm khuẩn bằng cách phá vỡ màng sinh học – một thủ phạm khiến vết thương lâu lành. Nhờ đó mà quá trình điều trị vết loét tỳ đè diễn ra nhanh, an toàn hơn. Diện tích vết thương giảm hẳn sau 2-3 tuần sử dụng
- Tăng tính thẩm thấu bằng cách rút chất lỏng ra khỏi vết thương. Hạn chế và ngăn ngừa tình trạng vết thương mưng mủ, chảy dịch nhầy có mùi hôi khó chịu.
- Ngăn ngừa nguy cơ vết thương bị nhiễm trùng, hoại tử bằng cách tiêu diệt mầm bệnh, làm sạch ổ loét. Chữa trị dứt điểm vết loét tỳ đè ngay giai đoạn 1 và 2.
Loét tỳ đè là một loại loét mãn tính, quá trình điều trị và phục hồi gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là có khả năng tái phát cao nếu bệnh nhân không có cơ hội được vận động cơ thể thường xuyên. Do đó, để ngăn ngừa được bệnh loét tỳ đè thì nên trở mình bệnh nhân cách 30 phút đến 1 giờ. Giữ cho cơ thể sạch sẽ, khô ráo và kết hợp ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Đặc biệt là thường xuyên kiểm tra cơ thể bệnh nhân có những dấu hiệu bất thường về da hay không. Nếu đang ở giai đoạn 1,2 của loét tỳ đè thì chỉ cần bôi ngay gel trị loét tỳ đè LAVIOR Diabetic Wound Gel là vết loét sẽ được chữa trị và dần hồi phục chỉ sau 2-3 tuần sử dụng.
Gel chống loét tiểu đường LAVIOR Diabetic Wound Gel 15ml/ 50ml